Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
91625

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH THU GOM BAO BÌ, CHAI LỌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DO HỘI CCB QUẢN LÝ

Ngày 11/07/2023 14:01:51

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH THU GOM BAO BÌ, CHAI LỌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DO HỘI CCB QUẢN LÝ

Trước đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân có thói quen sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ bừa bãi tại các cánh đồng, điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe người dân. Trước thực trạng trên, Hội CCB xã Xuân Lai đã triển khai mô hình "thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” qua sử dụng và đã đạt được những kết quả tích cực.

Xã Xuân Lai có tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp là 280,37 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 165 ha. Cây rau màu các loại là 70ha. Theo đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của các hộ dân trong xã cao, vì vậy lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV đã qua sử dụng là rất lớn. Đáng ngại nhất là tình trạng vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lon tràn lan, bừa bãi. Một số hộ dân do nhận thức hạn chế còn có thói quen xấu là vứt thẳng xuống hệ thống kênh mương, bờ ruộng dẫn đến tình trạng rác thải trôi nổi, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân cũng như sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm của cả cộng đồng.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trước thực trạng đó, năm 2017 Hội CCB đã nghiên cứu thực hiện mô hình “Thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng”; từ đó đến nay, Hội đã tiến hành mua và đặt tổng cộng 70 bể để thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật đặt trên các cánh đồng. Các điểm đặt đều thuận tiện về giao thông, xa nguồn nước sinh hoạt, xa khu dân cư, phân bố hợp lý, thuận lợi cho người dân, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, giúp nông dân thay đổi dần thói quen vứt rác thải nông nghiệp ngay tại bờ ruộng sau khi sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Mô hình “Thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng”

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Anh Hà Duyên Ngọc, nông dân thôn 7, xã Xuân Lai tâm sự: "Trước đây chúng tôi lo làm công việc đồng áng, nên sử dụng xong thường vứt vỏ bao luôn tại chỗ, hoặc chỗ nơi lấy nước; nhưng từ khi có bể chứa của Hội CCB xã phát động, tôi và mọi người đều bỏ vào bể”.

Ông Hoàng Đình Thiện, Chi hội trưởng chi Hội CCB Thôn 7 cho biết thêm: “Trước đây, các bao bì, vỏ chai của thuốc bảo vệ thực vật thì bà con vứt rất bừa bãi, gây nguy hiểm và ô nhiễm môi trường. Sau khi Hội CCB xã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải, đã tạo điều kiện thuận tiện cho bà con đem các bao bì, vỏ chai bỏ vào. Từ đó đến nay, bà con nông dân cũng nâng cao tính tự giác và  nhắc nhở nhau thực hiện. Khi thùng chứa đầy Hội sẽ tiến hành thu gom”.

 

 

 

 

 

 

 

Từ khi xuất hiện bể thu gom, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lon vứt không đúng chỗ đã giảm hẳn, ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là cách tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng của người dân trong xã ngày càng cao và có trách nhiệm hơn. Cảnh quan môi trường ở Xuân Lai từ đó cũng xanh – sạch – đẹp hơn hẳn. Ông Hà Đình Nhung,  Phó Chủ tịch Hội Nông CCB xã Xuân Lai chia sẻ: “Sau 6 năm triển khai mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng, đã đem lại một số kết quả như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân trên địa bàn xã về tác hại của vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe người dân;

Thứ hai là tham gia cùng với Hội CCB xã, thực hiện có hiệu quả chương trình phát động của Hội CCB các cấp, cũng như góp phần xây dựng “Đô thị văn minh” trong bảo vệ môi trường;

 Thứ 3 là góp phần phát huy vai trò của tổ chức Hội trong mặt trận đoàn kết tập hợp hội viên, thực hiện theo chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương và các phong trào của Hội đã đề ra”.

Đáng mừng hơn, sau quá trình triển khai thực hiện mô hình, bà con nông dân nhận thấy đây là mô hình thiết thực, hiệu quả, đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường. Đồng thời, mô hình đã tạo dấu ấn trong quá trình xây dựng Xuân Lai đạt tiêu chí “Đô thị văn minh” và trở thành Phường vào năm 2030. Trong thời gian tới, mô hình sẽ được Hội CCB xã Xuân Lai tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả.

  

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH THU GOM BAO BÌ, CHAI LỌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DO HỘI CCB QUẢN LÝ

Đăng lúc: 11/07/2023 14:01:51 (GMT+7)

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH THU GOM BAO BÌ, CHAI LỌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DO HỘI CCB QUẢN LÝ

Trước đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân có thói quen sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ bừa bãi tại các cánh đồng, điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe người dân. Trước thực trạng trên, Hội CCB xã Xuân Lai đã triển khai mô hình "thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” qua sử dụng và đã đạt được những kết quả tích cực.

Xã Xuân Lai có tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp là 280,37 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 165 ha. Cây rau màu các loại là 70ha. Theo đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của các hộ dân trong xã cao, vì vậy lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV đã qua sử dụng là rất lớn. Đáng ngại nhất là tình trạng vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lon tràn lan, bừa bãi. Một số hộ dân do nhận thức hạn chế còn có thói quen xấu là vứt thẳng xuống hệ thống kênh mương, bờ ruộng dẫn đến tình trạng rác thải trôi nổi, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân cũng như sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm của cả cộng đồng.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trước thực trạng đó, năm 2017 Hội CCB đã nghiên cứu thực hiện mô hình “Thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng”; từ đó đến nay, Hội đã tiến hành mua và đặt tổng cộng 70 bể để thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật đặt trên các cánh đồng. Các điểm đặt đều thuận tiện về giao thông, xa nguồn nước sinh hoạt, xa khu dân cư, phân bố hợp lý, thuận lợi cho người dân, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, giúp nông dân thay đổi dần thói quen vứt rác thải nông nghiệp ngay tại bờ ruộng sau khi sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Mô hình “Thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng”

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Anh Hà Duyên Ngọc, nông dân thôn 7, xã Xuân Lai tâm sự: "Trước đây chúng tôi lo làm công việc đồng áng, nên sử dụng xong thường vứt vỏ bao luôn tại chỗ, hoặc chỗ nơi lấy nước; nhưng từ khi có bể chứa của Hội CCB xã phát động, tôi và mọi người đều bỏ vào bể”.

Ông Hoàng Đình Thiện, Chi hội trưởng chi Hội CCB Thôn 7 cho biết thêm: “Trước đây, các bao bì, vỏ chai của thuốc bảo vệ thực vật thì bà con vứt rất bừa bãi, gây nguy hiểm và ô nhiễm môi trường. Sau khi Hội CCB xã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải, đã tạo điều kiện thuận tiện cho bà con đem các bao bì, vỏ chai bỏ vào. Từ đó đến nay, bà con nông dân cũng nâng cao tính tự giác và  nhắc nhở nhau thực hiện. Khi thùng chứa đầy Hội sẽ tiến hành thu gom”.

 

 

 

 

 

 

 

Từ khi xuất hiện bể thu gom, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lon vứt không đúng chỗ đã giảm hẳn, ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là cách tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng của người dân trong xã ngày càng cao và có trách nhiệm hơn. Cảnh quan môi trường ở Xuân Lai từ đó cũng xanh – sạch – đẹp hơn hẳn. Ông Hà Đình Nhung,  Phó Chủ tịch Hội Nông CCB xã Xuân Lai chia sẻ: “Sau 6 năm triển khai mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng, đã đem lại một số kết quả như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân trên địa bàn xã về tác hại của vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe người dân;

Thứ hai là tham gia cùng với Hội CCB xã, thực hiện có hiệu quả chương trình phát động của Hội CCB các cấp, cũng như góp phần xây dựng “Đô thị văn minh” trong bảo vệ môi trường;

 Thứ 3 là góp phần phát huy vai trò của tổ chức Hội trong mặt trận đoàn kết tập hợp hội viên, thực hiện theo chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương và các phong trào của Hội đã đề ra”.

Đáng mừng hơn, sau quá trình triển khai thực hiện mô hình, bà con nông dân nhận thấy đây là mô hình thiết thực, hiệu quả, đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường. Đồng thời, mô hình đã tạo dấu ấn trong quá trình xây dựng Xuân Lai đạt tiêu chí “Đô thị văn minh” và trở thành Phường vào năm 2030. Trong thời gian tới, mô hình sẽ được Hội CCB xã Xuân Lai tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả.

  

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND xã Xuân Lai, Thôn 6, Xã Xuân Lai, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373539001
Email: vanphongubndxuanlai@gmail.com