Bài tuyên truyền chủng vi rút Corona
THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG VIRUT CORONA MỚI GÂY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút Corona biến chủng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
1.Vi rút corona là gì?
Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch, vi rút corona là một họ lớn gồm nhiều chủng vi rút khác nhau phổ biến trong động vật. Trong một số trường hợp hiếm hoi chúng có thể lây nhiễm từ vật sang người.
2. Các triệu chứng khi nhiễm vi rút corona
Các chủng vi rút này có thể khiến con người sinh bệnh, thường là các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình, tương tự như chứng cảm lạnh thông thường triệu chứng biểu hiện của nhiễm vi rút corona gồm chảy nước mũi, ho, đau họng, có thể đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, các thể nặng gồm khó thở, đau tức ngực, suy hô hấp.
Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em, có khả năng vi rút corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.
3. Cách thức lây lan
Các chủng vi rút corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.
Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Vi rút này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh, theo CDC (Mỹ).
4. Điều trị vi rút corona thế nào?
Chưa có cách điều trị cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Các bác sĩ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách kê thuốc giảm đau hay giảm sốt.
Theo CDC, việc ở phòng có độ ẩm đủ hoặc tắm nước nóng cũng sẽ giúp giảm đau họng và ho.
Người bệnh nên uống nhiều nước, chất lỏng, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm mà thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, cần tới bác sĩ ngay.
5. Phòng bệnh do vi rút corona gây ra
Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên để phòng tránh mắc bệnh này mọi người cần lưu ý những điều sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
6. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
Tại các địa phương phải kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác phòng, chống dịch bệnh và khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Đối với các cấp, các ban ngành đoàn thể phải nắm chắc tình hình lây lan của dịch bệnh này trên thế giới, trong nước và trong tỉnh và tại địa phương mình ,nắm chắc tình hình di biến động của các yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm; phát hiện sớm, xử lý nhanh gọn, kịp thời khi có dịch xảy ra; phải có phương án khoanh vùng khi có dịch; phải có đội phản ứng nhanh ở cấp tỉnh, huyện và các bệnh viện; làm tốt công tác truyền thông hàng ngày. Cập nhật các thong tin của địa phương mình, giám sát và báo cáo hàng ngày về BCĐ.
Chúc các bạn mạnh khỏe và hạnh phúc./.
Tin cùng chuyên mục
-
Cảnh báo thông tin giả mạo về kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
08/10/2024 09:20:33 -
Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng sau bão số 4.
30/09/2024 10:37:23 -
Thông báo vận hành, điều tiết lũ công trình hồ chưas nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa
22/09/2024 19:23:30 -
Công Điện số 19
22/09/2024 19:18:08
Bài tuyên truyền chủng vi rút Corona
THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG VIRUT CORONA MỚI GÂY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút Corona biến chủng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
1.Vi rút corona là gì?
Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch, vi rút corona là một họ lớn gồm nhiều chủng vi rút khác nhau phổ biến trong động vật. Trong một số trường hợp hiếm hoi chúng có thể lây nhiễm từ vật sang người.
2. Các triệu chứng khi nhiễm vi rút corona
Các chủng vi rút này có thể khiến con người sinh bệnh, thường là các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình, tương tự như chứng cảm lạnh thông thường triệu chứng biểu hiện của nhiễm vi rút corona gồm chảy nước mũi, ho, đau họng, có thể đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, các thể nặng gồm khó thở, đau tức ngực, suy hô hấp.
Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em, có khả năng vi rút corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.
3. Cách thức lây lan
Các chủng vi rút corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.
Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Vi rút này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh, theo CDC (Mỹ).
4. Điều trị vi rút corona thế nào?
Chưa có cách điều trị cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Các bác sĩ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách kê thuốc giảm đau hay giảm sốt.
Theo CDC, việc ở phòng có độ ẩm đủ hoặc tắm nước nóng cũng sẽ giúp giảm đau họng và ho.
Người bệnh nên uống nhiều nước, chất lỏng, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm mà thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, cần tới bác sĩ ngay.
5. Phòng bệnh do vi rút corona gây ra
Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên để phòng tránh mắc bệnh này mọi người cần lưu ý những điều sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
6. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
Tại các địa phương phải kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác phòng, chống dịch bệnh và khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Đối với các cấp, các ban ngành đoàn thể phải nắm chắc tình hình lây lan của dịch bệnh này trên thế giới, trong nước và trong tỉnh và tại địa phương mình ,nắm chắc tình hình di biến động của các yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm; phát hiện sớm, xử lý nhanh gọn, kịp thời khi có dịch xảy ra; phải có phương án khoanh vùng khi có dịch; phải có đội phản ứng nhanh ở cấp tỉnh, huyện và các bệnh viện; làm tốt công tác truyền thông hàng ngày. Cập nhật các thong tin của địa phương mình, giám sát và báo cáo hàng ngày về BCĐ.
Chúc các bạn mạnh khỏe và hạnh phúc./.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373539001
Email: vanphongubndxuanlai@gmail.com